Bối cảnh Liên_Xô_chiếm_Đông_Ba_Lan_(1939)

Các lãnh thổ mà Ba Lan chiếm của Nga năm 1921 được tô màu hồng. Màu xanh lá là đường Curzon, đường biên giới truyền thống giữa Đế chế Nga và Ba Lan

Trong Thế chiến I, Đế chế Nga sụp đổ, Ba Lan giành độc lập sau đó. Tại hội nghị tại Paris, đại diện của chính phủ Anh là George Curzon đề nghị một biên giới giữa Nga và Ba Lan, gọi là đường Curzon, được lập ra dựa trên tỷ lệ sắc tộc tại mỗi vùng đất. Tuy nhiên đề nghị này đã không được chấp nhận bởi Ba Lan.

Cho nên nó dẫn tới cuộc chiến tranh Ba Lan-Ukraina (1918–1920), rồi Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), trong đó Ba Lan đã cố gắng mở rộng lãnh thổ bằng cách đánh chiếm miền Tây Ukraina và Tây Belarus. Trong Hiệp ước Riga 1921, Ba Lan đã giành được khoảng 200.000 km2 lãnh thổ thuộc Tây Ukraine và Tây Belarus, mặc dù một phần lớn dân số tại đó không phải là người Ba Lan. Ngoài ra, Ba Lan còn chiếm đóng các khu vực xung quanh thủ đô Vilnius của Litva, mà họ gọi Wilna, cai quản nó cho tới 1939.

Sau năm 1921, khoảng 6 triệu dân Belarusia và Ukraina (là người gốc Nga) đã nằm dưới sự chiếm đóng của Ba Lan[7]. Người Ukraine ở Galicia đã sớm tổ chức kháng chiến chống lại Ba Lan, tiến hành đốt phá các trang ấp Ba Lan và tấn công các chính trị gia Ba Lan. Năm 1929, tại Vienna đã thành lập Tổ chức Quốc Dân Ukraine (OUN), gồm nhiều thanh niên Galicia. Đại tá Yevhen Konovalev (1891-1938) đã biến nó một phong trào quân sự ngầm có kỷ luật, và năm 1930 đã tiến hành các cuộc tấn công vào các tổ chức Ba Lan, các quan chức và các chủ đất, và những người Ukraina cộng tác với Ba Lan. Chính phủ Ba Lan phản ứng bằng cách đẩy mạnh các vụ bắt giữ và các chính sách dân tộc cực đoan hơn. Các chính sách của Ba Lan đối với phía Ukraine và dân tộc thiểu số khác bị coi là "hoàn toàn mang tính đàn áp", nhưng nó đã củng cố sự thống trị của Ba Lan cho đến đầu Thế chiến II và tạo ra sự khuất phục của phần lớn người Ukraine tại vùng này[8]

Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính sách của Ba Lan tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô. Ba Lan khi đó được lãnh đạo bởi một số sĩ quan từ Quân đoàn Ba Lan đã chiến đấu chống lại Nga trong Thế chiến thứ nhất, do vậy chính sách của Ba Lan dần chuyển sang thân thiện với Đức Quốc xã và đối đầu với Liên Xô. thậm chí Ba Lan còn nuôi ý định sẽ tiếp tục tấn công Liên Xô, chiếm trọn cả hai nước BelarusUcraina để tái lập lại lãnh thổ của Đế chế Ba Lan vào thời hoàng kim ở thế kỷ 16, từ đó vươn lên thành cường quốc châu Âu. Phía Liên Xô thì luôn nung nấu ý định thu hồi lại những đất đai mà Ba Lan đã chiếm của họ.[7]

Giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada) cho rằng: "Trong thập niên 1930, Ba Lan đóng vai trò của kẻ phá bĩnh. Đó là một chính thể cực hữu rất giống kiểu độc tài, bài Do Thái và có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Năm 1934, khi Liên Xô cảnh báo về Hitler, Ba Lan đã ký ngay một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức ở Berlin. Vậy ai đâm sau lưng ai? Trong khi kết tội phía Liên Xô đưa quân vào "lãnh thổ của Ba Lan", một số sử gia phương Tây bắt đầu mắc chứng "mất trí nhớ", và quên rằng chính các lãnh thổ này - Tây UkraineTây Belarus - đã bị Ba Lan chiếm của Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan từ năm 1919-1921. Cuộc chiến này do Ba Lan đơn phương phát động để chống lại nước Nga Xô viết - lúc đó đã tan hoang vì nội chiến". Ông nhấn mạnh: "Cho đến năm 1939, Ba Lan đã làm tất cả những gì có thể để phá hoại các nỗ lực của Liên Xô trong việc xây dựng một liên minh chống chủ nghĩa Quốc xã, dựa trên liên minh chống Đức từ thời Thế chiến thứ 1, bao gồm Pháp, Anh, Italy vào năm 1917 cả Mỹ... Trong các năm 1934-1935, khi Liên Xô tìm kiếm một hiệp ước tương trợ với Pháp thì Ba Lan lại cố công cản trở điều này"[9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên_Xô_chiếm_Đông_Ba_Lan_(1939) http://books.google.com/books?id=5GCFUqBRZ-QC&pg=P... http://books.google.com/books?id=c9uvdT3GRLoC&pg=P... http://books.google.com/books?vid=ISBN0415338735&i... http://www.faz.net/aktuell/politik/ausland/gedenke... http://www.histdoc.net/history/molotov.html //www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:0170-359... http://www.ipn.gov.pl/portal/en/2/77/Decision_to_c... http://militera.lib.ru/h/6/index.html http://militera.lib.ru/research/meltyukhov2/index.... http://www.magister.msk.ru/library/stalin/14-25.ht...